BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc |
QUY ĐỊNH
(Kèm theo Quyết định số /QĐ-ĐHTĐ ngày tháng năm 2019 của Hiệu trưởng
Trường Đại học Tây Đô)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Văn bản này quy định về hoạt động nghiên cứu khoa học (NCKH) của sinh viên tại Trường Đại học Tây Đô (sau đây gọi tắt là Trường), bao gồm: xây dựng và thực hiện kế hoạch hoạt động NCKH của sinh viên; quản lý hoạt động NCKH của sinh viên; tài chính cho hoạt động NCKH của sinh viên, trách nhiệm và quyền của sinh viên tham gia NCKH, người hướng dẫn và các đơn vị liên quan.
2. Đối tượng áp dụng: sinh viên và các đơn vị thuộc Trường Đại học Tây Đô có liên quan.
Điều 2. Mục tiêu hoạt động NCKH của sinh viên
1. Phát huy tính năng động, sáng tạo, khả năng NCKH của sinh viên.
2. Góp phần nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học của Trường.
Điều 3. Yêu cầu về hoạt động NCKH của sinh viên
1. Phù hợp với khả năng và nguyện vọng của sinh viên.
2. Phù hợp với mục tiêu, nội dung, chương trình đào tạo của Trường.
3. Phù hợp với định hướng hoạt động khoa học và công nghệ của Trường.
4. Kết quả nghiên cứu có giá trị khoa học và thực tiễn.
5. Các đề tài NCKH của sinh viên được khuyến khích đáp ứng nhu cầu từ doanh nghiệp, địa phương và xã hội.
6. Những đề tài khoa học gắn với nhu cầu thực tiễn từ Nhà trường, doanh nghiệp, địa phương, xã hội sẽ được ưu tiên xem xét chọn thực hiện
Điều 4. Nội dung hoạt động NCKH của sinh viên
1. Các đề tài nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực chuyên môn được đào tạo và các lĩnh vực khoa học khác.
2. Tham gia các hội nghị, hội thảo khoa học, sinh hoạt học thuật, hội thi sáng tạo khoa học và công nghệ, câu lạc bộ khoa học sinh viên, các giải thưởng khoa học và công nghệ ở trong, ngoài nước và các hình thức hoạt động khoa học và công nghệ khác.
Chương II
XÂY DỰNG VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH
HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN
Điều 5. Nội dung kế hoạch hoạt động NCKH của sinh viên
Hàng năm, Trường Đại học Tây Đô xây dựng kế hoạch hoạt động NCKH của sinh viên trên cơ sở định hướng phát triển khoa học và công nghệ của Trường.
Kế hoạch hoạt động NCKH của sinh viên bao gồm:
Điều 6. Xác định danh mục đề tài, giao đề tài và triển khai thực hiện đề tài NCKH của sinh viên
1. Xác định danh mục đề tài
a) Đề xuất đề tài NCKH: Trong tháng Một hàng năm Nhà trường ban hành kế hoạch thực hiện đề tài NCKH trong sinh viên. Các Khoa/Bộ môn có trách nhiệm thông báo cho sinh viên thực hiện đăng ký đề tài.
Các Khoa/Bộ môn tổ chức cho sinh viên đăng ký đề tài NCKH (Mẫu 1 - Phụ lục). Các Khoa/Bộ môn tổ chức xét duyệt, tổng hợp đề xuất đề tài NCKH của sinh viên (Mẫu 2 - Phụ lục) và gửi về Phòng Quản lý khoa học và Hợp tác quốc tế (QLKH&HTQT).
b) Phòng QLKH&HTQT tập hợp danh mục đề tài NCKH của sinh viên và báo cáo Hội đồng Khoa học và Đào tạo trường xét duyệt.
c) Trên cơ sở kết quả xét duyệt của Hội đồng Khoa học và Đào tạo Trường, Hiệu trưởng ra quyết định giao nhiệm vụ cho sinh viên thực hiện.
2. Giao đề tài
Sau khi có quyết định phê duyệt danh mục đề tài NCKH của sinh viên, các Bộ môn và người tham gia giúp sinh viên hoàn thiện đề cương nghiên cứu (Mẫu 3- Phụ lục). Người tham gia đề tài cùng với sinh viên chính thực hiện sẽ ký kết hợp đồng nghiên cứu khoa học với Trường.
3. Triển khai thực hiện đề tài
Sinh viên triển khai thực hiện đề tài theo đề cương đã được duyệt.
Kết quả thực hiện đề tài NCKH của sinh viên được trình bày trong báo cáo tổng kết đề tài (Mẫu 4,5,6, 7- Phụ lục).
4. Nghiệm thu đề tài NCKH
Sau khi hoàn thành nghiên cứu, sinh viên và người hướng dẫn báo với khoa quản lý đề nghị nghiệm thu đề tài.
Thành phần hội đồng nghiệm thu đề tài NCKH của sinh viên do các khoa dự kiến, Phòng QLKH&HTQT góp ý và trình Hiệu trưởng ra quyết định thành lập.
Các hội đồng nghiệm thu tổ chức nghiệm thu, đánh giá theo quy định.
5. Nội dung nghiệm thu
a) Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước; Sự cần thiết thực hiện đề tài.
b) Mục tiêu nghiên cứu.
c) Phương pháp nghiên cứu.
d) Kết quả khoa học.
đ) Đóng góp về mặt kinh tế - xã hội, giáo dục và đào tạo.
e) Hình thức trình bày báo cáo tổng kết đề tài.
g) Công bố khoa học từ kết quả nghiên cứu của đề tài trên các tạp chí chuyên ngành trong và ngoài nước.
6. Xếp loại đánh giá đề tài
Hội đồng nghiệm thu đánh giá đề tài NCKH của sinh viên cho điểm xếp loại đề tài theo 5 mức: xuất sắc, tốt, khá, đạt và không đạt.
Các thành viên Hội đồng đánh giá độc lập bằng cách cho điểm theo từng nội dung của phiếu đánh giá (Mẫu 8- Phụ lục). Căn cứ vào điểm trung bình cuối cùng (theo thang 100 điểm) của các thành viên tiểu ban có mặt, đề tài được xếp loại như sau:
Điểm (thanh điểm 100) |
Xếp loại |
<50 điểm |
Không đạt |
50-69 điểm |
Đạt |
70-84 điểm |
Khá |
85-94 điểm |
Tốt |
95-100 điểm |
Xuất sắc |
Kết quả xếp loại được ghi trong biên bản họp Hội đồng nghiệm thu (Mẫu 9 - Phụ lục).
Sau khi nghiệm thu, nếu có yêu cầu chỉnh sửa, sinh viên phải hoàn thành chỉnh sửa theo yêu cầu của Hội đồng nghiệm thu.
Điều 7. Tổ chức triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào thực tiễn
1. Nhà trường tạo điều kiện cho sinh viên triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào thực tiễn từ kết quả của các đề tài NCKH của sinh viên được đánh giá xếp loại xuất sắc.
2. Chủ nhiệm đề tài khoa học và công nghệ các cấp tạo điều kiện cho sinh viên tham gia thực hiện đề tài và triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào thực tiễn.
Điều 8. Tổ chức hội nghị nghiên cứu khoa học của sinh viên
1. Tuỳ theo điều kiện thực tế, Trường tổ chức hội nghị nghiên cứu khoa học của sinh viên hoặc cử sinh viên tham gia báo cáo trong các Hội thảo khoa học trong và ngoài Trường.
2. Trường tổ chức các hình thức hoạt động khoa học và công nghệ khác của sinh viên như: hội thảo khoa học, sinh hoạt học thuật, hội thi sáng tạo khoa học công nghệ, câu lạc bộ khoa học sinh viên.
QUY TRÌNH ĐĂNG KÝ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN
BƯỚC |
TRÌNH TỰ THỰC HIỆN |
ĐƠN VỊ THỰC HIỆN |
THỜI GIAN |
1 |
Thông báo tiếp nhận đề xuất đề tài NCKH Căn cứ vào định hướng nghiên cứu khoa học được phê duyệt hàng năm của nhà Trường, Phòng Quản lý khoa học và Hợp tác quốc tế (Phòng QLKH & HTQT) soạn thông báo tiếp nhận đề xuất đề tài NCKH của cán bộ, giảng viên và trình Hiệu trưởng ký ban hành. |
Phòng QLKH & HTQT |
Tháng Mười một |
2 |
Đăng ký đề tài Cán bộ, giảng viên đề xuất đề tài NCKH. Khoa lập Danh mục đề tài đăng ký và thuyết minh chi tiết đề tài gửi về Phòng QLKH & HTQT. |
- Cán bộ, giảng viên - Các đơn vị thuộc Trường - Phòng QLKH & HTQT |
Tháng Mười hai |
3 |
Xét duyệt đề tài - Căn cứ vào Định hướng nghiên cứu khoa học và kinh phí của Nhà trường, Hội đồng Khoa học và Đào tạo Trường xét chọn và đặt hàng đề tài nghiên cứu. |
- Hội đồng Khoa - Hội đồng Khoa học và Đào tạo Trường |
Tháng Mười hai |
5 |
Hội đồng góp ý thuyết minh đề tài - Chủ nhiệm đề tài báo cáo thuyết minh đề tài nghiên cứu trước Hội đồng chuyên môn để được góp ý hoàn chỉnh. - Sau khi thuyết minh đề tài được chỉnh sửa, Phòng QLKH & HTQT đề nghị Ban Giám hiệu ra quyết định phê duyệt đề tài NCKH được thực hiện trong năm. |
- Cán bộ, giảng viên - Phòng QLKH & HTQT - Hội đồng Khoa học và Đào tạo Trường |
Tháng 1-3 |
6 |
Ký hợp đồng thực hiện đề tài NCKH Căn cứ vào danh mục đề tài đã được phê duyệt, Phòng QLKH & HTQT lập hợp đồng và mời chủ nhiệm đề tài ký hợp đồng thực hiện đề tài tại Phòng QLKH & HTQT. |
- Phòng QLKH & HTQT - Chủ nhiệm đề tài - Ban Giámhiệu |
Tháng Năm |
7 |
Thực hiện đề tài và theo dõi tiến độ - Chủ nhiệm đề tài triển khai thực hiện. - Chủ nhiệm đề tài nhận kinh phí tại Phòng Tài chính-Kế hoạch theo tiến độ ghi trên hợp đồng. - Chủ nhiệm đề tài báo cáo tiến độ theo mẫu về Phòng QLKH & HTQT sau mỗi 6 tháng. - Phòng QLKH & HTQT báo cáo tiến độ với Hiệu trưởng. - Trong quá trình thực hiện, nếu chủ nhiệm đề tài nhận thấy không thể hoàn thành đúng tiến độ hoặc không thể hoàn thành đề tài thì phải viết đơn xin gia hạn hoặc xin hủy hợp đồng và hoàn lại toàn bộ hoặc một phần kinh phí đã tạm ứng, dựa trên giải trình về khối lượng công việc đã thực hiện của nhóm. |
- Chủ nhiệm đề tài - Phòng QLKH & HTQT |
Tháng Sáu |
8 |
Nghiệm thu và thanh quyết toán - Sau khi hoàn thành đề tài, công bố kết quả của đề tài trên tạp chí khoa học chuyên ngành, chủ nhiệm đề tài đề nghị báo cáo nghiệm thu đề tài. - Phòng QLKH & HTQT tổng hợp và trình Hiệu trưởng ký quyết định nghiệm thu, bố trí thời gian để tiến hành nghiệm thu. - Các chủ nhiệm đề tài tiến hành quyết toán kinh phí thực hiện theo quy định. - Đối với đề tài được nghiệm thu nhưng không đạt, chủ nhiệm đề tài phải hoàn trả toàn bộ kinh phí hoặc một phần kinh phí thực hiện đề tài đã cấp, dựa trên giải trình về khối lượng công việc. |
- Chủ nhiệm đề tài - Phòng QLKH & HTQT - Hội đồng nghiệm thu |
Sau 12 tháng ký hợp đồng |
9 |
Công bố kết quả và ứng dụng Các đơn vị tổng hợp báo cáo về việc công bố kết quả (đăng tạp chí khoa học trong và ngoài nước), ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn. |
- Chủ nhiệm đề tài - Phòng QLKH & HTQT - Các đơn vị có liên quan |
Ba tháng đến sáu tháng sau khi nghiệm thu đề tài |
Chương III
TÀI CHÍNH CHO HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN
Điều 9. Nguồn kinh phí hỗ trợ cho hoạt động NCKH của sinh viên
Nguồn kinh phí hỗ trợ cho hoạt động NCKH của sinh viêngồm:
1. Trích từ nguồn thu của Trường
Hàng năm, dựa vào kế hoạch hoạt động NCKH cho sinh viên, Phòng Quản lý khoa học và Hợp tác quốc tế tổng hợp, gửi cho Phòng Tài chính – Kế hoạch lập dự trù kinh phí, trình Ban Giám hiệu, Hội đồng Quản trị phê duyệt.
2. Huy động từ các nguồn hợp pháp khác.
3. Tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước
Điều 10. Định mức kinh phí đề tài cho sinh viên
Mức kinh phí cụ thể cho đề tài được sinh viên đề nghị, Hội đồng khoa học và đào tạo Trường duyệt dựa trên tổng kinh phí NCKH cho sinh viên được Hội đồng Quản trị phê duyệt và các nguồn kinh phí khác Trường huy động, nhận tài trợ.
Chương IV
TRÁCH NHIỆM, QUYỀN CỦA SINH VIÊN THAM GIA NGHIÊN CỨU KHOA HỌC, NGƯỜI HƯỚNG DẪN VÀ CÁC ĐƠN VỊ LIÊN QUAN
Điều 11. Trách nhiệm và quyền của sinh viên tham gia NCKH
1. Trách nhiệm của sinh viên
a) Thực hiện đề tài NCKH và triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào thực tiễn theo kế hoạch hoạt động khoa học và công nghệ của Trường.
b) Tham gia các hội nghị, hội thảo khoa học và các hoạt động khoa học và công nghệ khác trong Trường.
c) Trung thực trong NCKH, chấp hành nghiêm chỉnh các quy định hiện hành về hoạt động khoa học và công nghệ.
2. Quyền của sinh viên
a) Được tham gia thực hiện một đề tài NCKH của sinh viên trong một năm học.
b) Được sử dụng các thiết bị sẵn có của Trường để tiến hành NCKH.
c) Đề tài của sinh viên đủ điều kiện sẽ được công bố kết quả nghiên cứu trong Kỷ yếu NCKH của sinh viên, Hội nghị khoa học của sinh viên, Tạp chí khoa học và trên trang thông tin điện tử và các phương tiện thông tin khác.
d) Được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với các kết quả nghiên cứu và công bố khoa học do sinh viên thực hiện theo quy định hiện hành.
đ) Được ưu tiên xét cấp học bổng; xét các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng nếu có thành tích NCKH xuất sắc.
Điều 12. Trách nhiệm và quyền của GV tham gia nghiên cứu cùng sinh viên
1. Giảng viên được giao tham gia NCKH chịu trách nhiệm góp ý về nội dung của đề tài.
2. Giảng viên tham gia đề tài NCKH của sinh viên được xét các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng nếu có thành tích hướng dẫn sinh viên thực hiện đề tài NCKH đạt giải các cấp hoặc được triển khai ứng dụng vào thực tiễn.
Điều 13. Trách nhiệm và quyền các đơn vị khác trong hoạt động NCKH của sinh viên
1. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội sinh viên có trách nhiệm động viên, khuyến khích sinh viên tham gia đăng ký đề tài NCKH; theo dõi, đôn đốc sinh viên thực hiện đề tài NCKH đã được giao.
2. Các đơn vị trực thuộc có liên quan có trách nhiệm phối hợp với Phòng QLKH&HTQT tổ chức Hội nghị NCKH của sinh viên.
3. Phòng Công tác chính trị và Quản lý sinh viên có trách nhiệm tổ chức, hướng dẫn xét các danh hiệu thi đua đối với các sinh viên thực hiện đề tài NCKH đạt giải.
4. Thư viện có trách nhiệm tổ chức quản lý, lưu giữ Kỷ yếu NCKH của sinh viên.
Điều 14. Khen thưởng và xử lý vi phạm
1. Sinh viên, người tham gia cùng sinh viên NCKH và các cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong hoạt động NCKH của sinh viên được khen thưởng các cấp theo quy định hiện hành.
2. Cá nhân, tập thể vi phạm các quy định về hoạt động NCKH của sinh viên thì tùy tính chất và mức độ sai phạm sẽ bị xử lý các hình thức kỷ luật khác nhau theo quy định hiện hành.
Chương V
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 15. Quy định bổ sung, sửa đổi
Quy định này có thể được bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với quy định của Nhà nước và điều kiện thực tế của Trường.
Điều 16. Điều khoản thi hành
1. Quy định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
2. Những trường hợp đặc biệt ngoài Quy định này do Hiệu trưởng hoặc Hội dồng khoa học và đào tạo Trường đề xuất, Hội đồng quản trị xem xét, quyết định.
HIỆU TRƯỞNG |
CÁC BIỂU MẪU QUẢN LÝ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN
Mẫu 1 |
Phiếu đề xuất đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên |
Mẫu 2 |
Tổng hợp đề xuất đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên |
Mẫu 3 |
Thuyết minh đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên |
Mẫu 4 |
Báo cáo tổng kết đề tài |
Mẫu 5 |
Trang bìa chính của báo cáo tổng kết đề tài |
Mẫu 6 |
Trang bìa phụ của báo cáo tổng kết đề tài |
Mẫu 7 |
Phiếu đánh giá đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên |
Mẫu 8 |
Biên bản họp hội đồng đánh giá nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên |
Mẫu 1. Phiếu đề xuất đề tài NCKH của sinh viên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc |
PHIẾU ĐỀ XUẤT
ĐỀ TÀI KHOA HỌC CÔNG NGHỆ SINH VIÊN CẤP TRƯỜNG NĂM 20...
ĐƠN VỊ: …
DUYỆT TRƯỞNG PHÒNG/KHOA/TRUNG TÂM
|
Ngày tháng năm 20.. TỔ CHỨC/CÁ NHÂN ĐỀ XUẤT |
DUYỆT BAN GIÁM HIỆU |
DUYỆT PHÒNG QLKH – HTQT
|
Mẫu 2. Danh mục đề xuất đề tài NCKH của sinh viên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc |
TỔNG HỢP ĐỀ XUẤT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
CỦA SINH VIÊN
Khoa.........................
Năm học: ...................................
STT |
Tên đề tài |
Mục tiêu nghiên cứu |
Tóm tắt nội dung NC |
1 |
|||
2 |
|||
… |
|||
Ngày tháng năm
TRƯỞNG KHOA
Mẫu 3. Thuyết minh đề tài NCKH của sinh viên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
THUYẾT MINH ĐỀ TÀI
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG NĂM 20…
1. TÊN ĐỀ TÀI (In đậm, viết thường) |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
3. LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU
|
4. LOẠI HÌNH NGHIÊN CỨU
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
5. THỜI GIAN THỰC HIỆN ......... tháng Từ tháng … năm ... đến tháng … năm ... |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
6. CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI Họ và tên: (In đậm) Chức danh khoa học: Địa chỉ cơ quan: Điện thoại cơ quan: Di động: |
Học vị: Năm sinh: Địa chỉ nhà riêng: Điện thoại nhà riêng: E-mail: |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
7. NHỮNG THÀNH VIÊN THAM GIA NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI (cần ghi rõ nhiệm vụ của từng người, kể cả chủ nhiệm đề tài, nhiệm vụ phải phù hợp với nội dung ở Mục 14.2 ; chủ nhiệm phải là người thực hiện những nội dung quan trọng) |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
TT |
Họ và tên |
Đơn vị công tác và lĩnh vực chuyên môn |
Nội dung nghiên cứu cụ thể được giao |
Chữ ký |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
1 2 3 |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
8. ĐƠN VỊ PHỐI HỢP CHÍNH (cần ghi rõ tên, địa chỉ liên hệ của đơn vị phối hợp; nội dung phối hợp phải phù hợp với nội dung ở Mục 14.1; ghi rõ tên, chức vụ của người đại diện; Tốt nhất là có văn bản đồng ý của đơn vị phối hợp do người đại diện ký gửi kèm theo Thuyết minh) |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Tên đơn vị trong và ngoài nước |
Nội dung phối hợp nghiên cứu |
Họ và tên người đại diện đơn vị |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
9. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU THUỘC LĨNH VỰC CỦA ĐỀ TÀI Ở TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC 9.1. Ngoài nước (phân tích, đánh giá đầy đủ, rõ ràng mức độ thành công, hạn chế của các công trình có liên quan ngoài nước và những kết quả nghiên cứu mới nhất trong lĩnh vực nghiên cứu của đề tài, liệt kê danh mục các công trình nghiên cứu, tài liệu có liên quan đến đề tài được trích dẫn khi đánh giá tổng quan) 9.2. Trong nước (phân tích, đánh giá đầy đủ, rõ ràng mức độ thành công, hạn chế của các công trình có liên quan ở Việt Nam và những kết quả nghiên cứu mới nhất trong lĩnh vực nghiên cứu của đề tài, liệt kê danh mục các công trình nghiên cứu, tài liệu có liên quan đến đề tài được trích dẫn khi đánh giá tổng quan) 9.3. Danh mục tài liệu tham khảo của đề tài. Trong đó có danh mục các công trình đã công bố của chủ nhiệm và những thành viên tham gia nghiên cứu liên quan đến đề tài. 9.4. Danh mục tài liệu tham khảo của đề tài (Ghi như sau: Tác giả, năm. VD: Nguyễn Duy Cần, Lê Văn Dũng, Trần Huỳnh Khanh, 2013. Đánh giá hiệu quả |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
10. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Trên cơ sở tổng quan tình hình NC, tồn tại của các công trình đã công bố, vấn đề trở ngại đưa đến sự cần thiết, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài. |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
11. MỤC TIÊU NGHIÊN CÚU |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
12. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU 12.1. Đối tượng nghiên cứu 12.2. Phạm vi nghiên cứu (Nêu rõ giới hạn nội dung, thời gian, không gian ) |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
13. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Nội dung nghiên cứu rõ ràng, có tính hệ thống, logic, cần thực hiện để đạt được mục tiêu đề ra. |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
14. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nêu chi tiết phương pháp nghiên cứu của đề tài (trình bày dưới dạng đề cương nghiên cứu chi tiết) |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
STT |
Các nội dung, công việc thực hiện |
Sản phẩm |
Thời gian (bắt đầu-kết thúc) |
Người thực hiện |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
1 2 3 |
Ghi rõ các nội dung NC cần thực hiện, phục vụ cho nội dung nghiên cứu của đề tài, là căn cứ để xây dựng dự toán kinh phí cho đề tài, là căn cứ để kiểm tra tiến độ thực hiện đề tài; đánh giá mức độ hoàn thành của đề tài khi nghiệm thu. Phù hợp với mục 14.1 |
Phù hợp với cột (2) |
Phù hợp với Mục 5. |
Phù hợp với Mục 7. |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
15. SẢN PHẨM (đánh dấu vào bảng phân loại sản phẩm) 15.1 Sản phẩm khoa học Sách chuyên khảo Bài báo đăng tạp chí nước ngoài Sách tham khảo Bài báo đăng tạp chí trong nước Bài đăng kỷ yếu hội thảo trong ngoài nước 15.2 Sản phẩm đào tạo Nghiên cứu sinh Cao học Đại học
15.3 Sản phẩm ứng dụng
15.4 Các sản phẩm khác: 15.5 Tên sản phẩm, số lượng và yêu cầu khoa học đối với sản phẩm |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Stt |
Tên sản phẩm |
Số lượng |
Yêu cầu khoa học |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
1 2 3 |
Ghi rõ tên từng sản phẩm về khoa học, đào tạo, ứng dụng, sản phẩm khác với các đặc tính (chỉ tiêu) cơ bản cần đạt được. Không nên đồng nhất Báo cáo tổng kết đề tài với sản phẩm của đề tài. - Quy trình CN …, mẫu … - Bản kiến nghị về …: - Bài báo: có minh chứng được công bố. - Đào tạo: có minh chứng đã bảo vệ thành công |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
16. HIỆU QUẢ (giáo dục và đào tạo, kinh tế - xã hội) 17. PHƯƠNG THỨC CHUYỂN GIAO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ ĐỊA CHỈ ỨNG DỤNG 18. KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI VÀ NGUỒN KINH PHÍ Tổng kinh phí: Trong đó: Ngân sách Nhà trường: Các nguồn kinh phí khác: Nhu cầu kinh phí từng năm: - Năm ... - Năm … Dự trù kinh phí theo các mục chi (phù hợp với nội dung nghiên cứu ở Mục 14) Đơn vị tính: ngàn đồng |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Stt |
Khoản chi, nội dung chi |
Tổng kinh phí |
Nguồn kinh phí |
Ghi chú |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Kinh phí từ Nhà trường |
Các nguồn khác |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
I |
Chi công lao động tham gia trực tiếp thực hiện đề tài |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Chi công lao động của cán bộ khoa học, nhân viên kỹ thuật trực tiếp tham gia thực hiện đề tài |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Chi công lao động khác phục vụ triển khai đề tài |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
II |
Chi mua nguyên nhiên vật liệu |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Chi mua vật tư, nguyên, nhiên, vật liệu, tài liệu, tư liệu, số liệu, sách, tạp chí tham khảo, tài liệu kỹ thuật, bí quyết công nghệ, tài liệu chuyên môn, các xuất bản phẩm, dụng cụ bảo hộ lao động phục vụ công tác nghiên cứu |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
III |
Chi khác |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Công tác phí |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Hội nghị, hội thảo khoa học |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Văn phòng phẩm, in ấn, dịch tài liệu |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Phí xác lập quyền sở hữu trí tuệ |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Chi khác liên quan trực tiếp đến đề tài |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Tổng cộng |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
KHOA, VIỆN, TRUNG TÂM |
Cần Thơ, ngày tháng năm 20..… Chủ nhiệm đề tài
|
PHÒNG QLKH - HTQT |
BAN GIÁM HIỆU DUYỆT |
Mẫu 4. Mẫu báo cáo tổng kết đề tài NCKH của sinh viên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc |
BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN
I. Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên
1. Báo cáo tổng kết đề tài là cơ sở để hội đồng đánh giá kết quả thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên. Báo cáo tổng kết phải phản ánh đầy đủ nội dung, kết quả thực hiện đề tài và phải được đóng thành quyển.
2. Hình thức của báo cáo tổng kết đề tài:
2.1. Khổ giấy A4 (210 x 297 mm);
2.2. Số trang từ 50 trang đến 100 trang (không tính mục lục, tài liệu tham khảo và phụ lục); font chữ Time New Roman, cỡ chữ 13; paragraph 1,3 - 1,5 line; lề trái 3cm; lề trên, lề dưới, lề phải 2cm.
3. Báo cáo tổng kết đề tài được trình bày theo trình tự sau:
3.1. Trang bìa (mẫu 6);
3.2. Trang bìa phụ (mẫu 7);
3.3. Mục lục;
3.4. Danh mục bảng biểu;
3.5. Danh mục những từ viết tắt (xếp theo thứ tự bảng chữ cái);
3.6. Thông tin kết quả nghiên cứu của đề tài (mẫu 11);
3.7. Thông tin về sinh viên chịu trách nhiệm chính thực hiện đề tài (mẫu 2);
3.8. Mở đầu: Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực đề tài, lý do chọn đề tài, mục tiêu đề tài, phương pháp nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu;
3.9. Các chương 1, 2, 3,...: Các kết quả nghiên cứu đạt được và đánh giá về các kết quả này;
3.10. Kết luận và kiến nghị: Kết luận về các nội dung nghiên cứu đã thực hiện và kiến nghị về các lĩnh vực nên ứng dụng hay sử dụng kết quả nghiên cứu;
3.11. Tài liệu tham khảo (tên tác giả được xếp theo thứ tự bảng chữ cái);
3.12. Phụ lục.
Mẫu 5. Trang bìa chính của báo cáo tổng kết đề tài
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN
<TÊN ĐỀ TÀI>
<Mã số đề tài>
Họ, tên sinh viên chịu trách nhiệm chính:
Ngành học: Khóa học:
Khoa:
Cần Thơ, tháng……năm………..
Mẫu 6. Trang bìa phụ của báo cáo tổng kết đề tài
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN
<TÊN ĐỀ TÀI>
<Mã số đề tài>
Thuộc nhóm ngành khoa học:
Họ và tên, ngành học, khóa học sinh viên/nhóm sinh viên thực hiện đề tài:
Chức danh khoa học, học vị, họ và tên của giảng viên hướng dẫn
Cần Thơ, tháng……năm…….
Mẫu 7. Phiếu đánh giá đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc |
PHIẾU ĐÁNH GIÁ NGHIỆM THU
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP tRƯỜNG
1. Họ tên thành viên hội đồng:
2. Tên đề tài:
3. Chủ nhiệm đề tài:
4. Ngày họp:
5. Địa điểm: Phòng họp trường Đại học Tây Đô
6. Quyết định thành lập hội đồng sốngàytháng năm
7. Đánh giá của thành viên hội đồng:
TT |
Nội dung đánh giá |
Điểm tối đa |
Điểm đánh giá |
1 |
Mức độ hoàn thành so với đăng ký trong Thuyết minh đề tài về |
60 |
|
Mục tiêu, Nội dung |
35 |
||
Thời gian và tiến độ thực hiện đề tài |
5 |
||
Sản phẩm khoa học: chỉ tính điểm khi có bài báo đăng trên tạp chí khoa học có mã số ISSN, hoặc bài kỷ yếu Hội nghị/Hội thảo có Nhà Xuất Bản, bài báo được xác nhận đang được chỉnh sửa và sẽ được đăng trên Tạp chí, phải có minh chứng bài báo hoặc giấy xác nhận cho Hội đồng. |
10 |
||
Sản phẩm đạt được từ kết quả đề tài |
10 |
||
2 |
Giá trị khoa học và ứng dụng của kết quả nghiên cứu |
10 |
|
Giá trị khoa học |
5 |
||
Giá trị ứng dụng |
5 |
||
3 |
Hiệu quả nghiên cứu |
20 |
|
Về giáo dục và đào tạo |
20 |
||
4 |
Chất lượng báo cáo tổng kết |
10 |
|
Cộng |
100 |
Ghi chú: Xếp loại (theo điểm trung bình cuối cùng): Xuất sắc: 95-100 điểm; Tốt: 85-94 điểm;
Khá: 70-84 điểm; Đạt: 50-69 điểm; Không đạt: < 50 điểm
10. Ý kiến và kiến nghị khác:
................................................................................................................................................................
Cần Thơ, ngày……tháng… năm 20
Thành viên hội đồng
Mẫu 8. Biên bản họp hội đồng đánh giá nghiệm thu đề tài NCKH của sinh viên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc |
BIÊN BẢN HỌP HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN
- Đánh giá về tổng quan tình hình nghiên cứu, lý do chọn đề tài, mục tiêu đề tài, phương pháp nghiên cứu, nội dung khoa học:
- Đóng góp về mặt kinh tế - xã hội, giáo dục và đào tạo, an ninh, quốc phòng:
- Các nội dung cần sửa chữa, bổ sung, hoàn chỉnh:
- Kiến nghị về khả năng ứng dụng kết quả nghiên cứu của đề tài:
- Kiến nghị về khả năng phát triển của đề tài:
Ghi chú:
Chủ tịch hội đồng Thư ký
(ký, họ tên) (ký, họ tên)
Đang có 9 khách và không thành viên đang online