TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂ Y ĐÔ T A Y DO UNIVERSIT Y

Phòng Quản lý khoa học & Hợp tác quốc tế

Department of Research Affairs & International Relations

qlkh.htqt@tdu.edu.vn (Phòng QLKH&HTQT) tapchikhoahoc@tdu.edu.vn (Tạp chí khoa học)

Hậu Giang: Tiếp nhận đề xuất, đề xuất đặt hàng nhiệm vụ Khoa học và Công nghệ thực hiện từ năm 2023, 2024

Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Hậu Giang xin trân trọng Thông báo tiếp nhận đề xuất, đề xuất đặt hàng nhiệm vụ khoa học và công nghệ (KH&CN) thực hiện từ năm 2023, 2024 chậm nhất đến hết ngày 12 tháng 01 năm 2023.

1. Thời gian tiếp nhận đề xuất, đề xuất đặt hàng

Từ ngày ra Thông báo đến hết ngày 12 tháng 01 năm 2023 (Những đề xuất, đề xuất đặt hàng gửi sau ngày 12 tháng 01 năm 2023 sẽ được tiếp nhận và đưa vào danh mục sơ bộ nhiệm vụ KH&CN cho những năm tiếp theo (trừ các nhiệm vụ có tính rất cấp thiết, đặc biệt quan trọng nhằm giải quyết yêu cầu phát triển của tỉnh).

2. Yêu cầu đối với nhiệm vụ KH&CN thực hiện từ năm 2023, 2024

- Nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh phải thực hiện theo hình thức đặt hàng (có địa chỉ ứng dụng, ưu tiên các nhiệm vụ có sự tham gia của doanh nghiệp trong tỉnh).

- Có tính cấp thiết cao hoặc tầm quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng của tỉnh.

- Không trùng lặp về nội dung với các nhiệm vụ KH&CN sử dụng ngân sách nhà nước đã và đang thực hiện tại tỉnh.

2.1. Đề tài trong lĩnh vực khoa học công nghệ và kỹ thuật

- Công nghệ hoặc sản phẩm khoa học công nghệ dự kiến: Tạo sự chuyển biến về năng suất, chất lượng, hiệu quả nhưng chưa được nghiên cứu, ứng dụng ở tỉnh; được hoàn thành ở dạng mẫu và sẵn sàng chuyển sang giai đoạn sản xuất thử nghiệm.

- Có phương án khả thi để phát triển công nghệ hoặc sản phẩm KH&CN trong giai đoạn sản xuất thử nghiệm.

2.2. Đối với đề tài trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn

Kết quả đảm bảo tạo ra được luận cứ khoa học, giải pháp kịp thời cho việc giải quyết vấn đề thực tiễn trong hoạch định và thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách phát triển kinh tế - xã hội, pháp luật của Nhà nước.

2.3. Đối với đề tài trong các lĩnh vực khác

Sản phẩm KH&CN đảm bảo tính mới, có ý nghĩa đối với phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng và an sinh xã hội của tỉnh.

2.4. Yêu cầu riêng đối với dự án

- Công nghệ hoặc sản phẩm khoa học và công nghệ có khả năng ứng dụng hoặc có xuất xứ từ kết quả nghiên cứu của đề tài nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ đã được hội đồng khoa học và công nghệ đánh giá, nghiệm thu và kiến nghị triển khai áp dụng hoặc là kết quả khai thác sáng chế hoặc giải pháp hữu ích;

- Công nghệ hoặc sản phẩm KH&CN dự kiến đảm bảo tính ổn định ở quy mô sản xuất loạt nhỏ và có tính khả thi trong ứng dụng hoặc phát triển sản phẩm ở quy mô sản xuất hàng loạt;

- Có khả năng huy động được nguồn kinh phí để thực hiện thông qua sự cam kết hợp tác với doanh nghiệp hoặc tổ chức, cá nhân có nguồn vốn ngoài ngân sách Nhà nước.

3. Định hướng một số nhiệm vụ KH&CN trọng tâm thực hiện từ năm 2023, 2024

- Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn để đổi mới phương thức lãnh đạo, nâng cao năng lực lãnh đạo, điều hành của chính quyền, sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở Đảng; đẩy mạnh cải cách hành chính, cải cách tư pháp, đổi mới, tăng cường vai trò, trách nhiệm của các tổ chức trong hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.

- Nghiên cứu hoàn thiện các thể chế, chính sách hỗ trợ phát triển dịch vụ logistics, chính sách đầu tư, cải cách hành chính, cơ chế phối hợp quản lý của các sở, ban, ngành trong chuỗi dịch vụ logistics,... đảm bảo phù hợp với trình độ phát triển của dịch vụ logistics trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của tỉnh.

- Nghiên cứu dự báo và đề xuất các giải pháp nâng cao khả năng chống chịu tác động của các thách thức, rủi ro nội tại và bên ngoài, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững. Củng cố tổ chức chuỗi sản xuất, cung ứng, chế biến và tiêu thụ nông sản chủ lực, tiềm năng của tỉnh theo hướng liên kết bền vững, nâng cao giá trị đa dạng hóa sản phẩm lành mạnh hóa thị trường. Xác định điều kiện, giải pháp, lộ trình đổi mới, chuyển đổi mô hình phát triển kinh tế dựa vào khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, kinh tế số để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ và của nền kinh tế.

- Nghiên cứu đặc điểm, cơ cấu và xu thế phát triển của Tỉnh dưới tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, bối cảnh hội nhập quốc tế và các thách thức, đổi mới phương thức quản lý xã hội trong điều kiện chuyển đổi số ở Hậu Giang.

- Xây dựng văn hóa đổi mới sáng tạo, văn hóa số, công nghiệp văn hóa phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh. Giáo dục, đào tạo nhân lực trong thời đại mới, phát triển toàn diện, mang đậm tính nhân văn và các giá trị văn hóa tốt đẹp, có chuyên môn, kỹ năng, khả năng sáng tạo, đổi mới, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa theo hướng hiện đại trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

-  Đổi mới, hấp thụ và làm chủ công nghệ, đặc biệt là các công nghệ sản xuất và chế tạo thông minh, đổi mới mô hình quản lý, kinh doanh, đổi mới sản phẩm, tạo lập mạng lưới, thúc đẩy đổi mới sáng tạo với các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

- Đổi mới dây chuyền, thiết bị, máy móc, công nghệ, triển khai các hoạt động đào tạo về năng lực quản trị, khai thác công nghệ, cùng với áp dụng các mô hình kinh doanh mới, mô hình đổi mới sáng tạo đã thành công đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

- Thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong các ngành công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến, công nghiệp chế tạo, sản xuất phần mềm... Ưu tiên nhiệm vụ có doanh nghiệp tham gia, có dự án tiềm năng, đóng góp lớn vào ngân sách và sử dụng lao động trong Tỉnh.

- Tiếp thu, làm chủ công nghệ để đưa vào ứng dụng nhanh, sáng tạo, có hiệu quả và phổ biến rộng rãi các công nghệ tiên tiến trong các hoạt động sản xuất, dịch vụ, kinh doanh, đời sống và quản lý xã hội nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, các ngành và nền kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân, bảo đảm quốc phòng, an ninh của Tỉnh.

- Trong nông nghiệp, tập trung vào công nghệ sinh học để tạo các giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản có năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng cao, phù hợp với điều kiện sinh thái, biến đổi khí hậu ở Hậu Giang; công nghệ sinh học giúp kiểm soát và xử lý ô nhiễm môi trường trong trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản; các chế phẩm sinh học phục vụ chế biến thức ăn chăn nuôi, thuốc sinh học phòng trừ sâu, bệnh, chế phẩm sinh học phục vụ sản xuất phân bón chức năng, phân bón hữu cơ vi sinh. Chọn tạo và nhân giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản chất lượng cao, có tính chống chịu hạn, mặn, thích ứng với biến đổi khí hậu. Tập trung ứng dụng các công nghệ sinh học để xây dựng nền nông nghiệp thông minh, an toàn, tuần hoàn, hiệu quả và bền vững, phát huy lợi thế nông nghiệp của Tỉnh. Hình thành các hệ thống đổi mới sáng tạo ngành nông nghiệp gắn với các mô hình kinh tế nông nghiệp, các chuỗi sản xuất, chuỗi giá trị ngành hàng, sản phẩm có giá trị kinh tế cao,... góp phần tích cực vào gắn kết giữa phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân.

- Trong bảo vệ môi trường, tập trung vào tận thu, tái chế phụ phẩm, xử lý ô nhiễm môi trường bằng công nghệ sinh học; bảo tồn, lưu giữ và khai thác hợp lý nguồn gen quý hiếm; bảo vệ đa dạng sinh học.

- Ứng dụng vật liệu mới, công nghệ tiên tiến trong xây dựng công trình
phòng chống thiên tai đảm bảo bền vững, thân thiện môi trường. Ứng dụng, làm chủ công nghệ sản xuất sạch, công nghệ thân thiện với môi trường, công nghệ xử lý nước thải, chất thải rắn, chất thải nguy hại; ứng dụng, chuyển giao công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại tái chế chất thải, sử dụng bền vững tài nguyên và phục hồi môi trường; công nghệ thu hồi và lưu trữ carbon ở nhà máy nhiệt điện và các cơ sở sản xuất phát thải carbon khác.

- Ứng dụng rộng rãi và mạnh mẽ các nền tảng công nghệ của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, các mô hình kinh doanh mới trong các hoạt động dịch vụ, kinh doanh, dịch vụ công, đô thị thông minh, tăng trưởng xanh, thích ứng biến đổi khí hậu và phát triển bền vững. Ứng dụng, phát triển các kỹ thuật cao xử lý nền móng, xói lở. Nghiên cứu, tiếp thu, làm chủ kỹ thuật và các công nghệ tiên tiến trong thiết kế, xây dựng các công trình hạ tầng, giao thông, thủy lợi, đô thị thông minh trên địa bàn Tỉnh.

- Nghiên cứu đề xuất các giải pháp phát triển du lịch; mô hình làm nông nghiệp thông minh kết hợp với du lịch, quảng bá sản phẩm, du lịch sinh thái gắn với nông nghiệp trải nghiệm, du lịch nông thôn theo hướng bền vững, trên cơ sở sử dụng hiệu quả, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, các hoạt động nông nghiệp và môi trường sinh thái cảnh quan của khu vực nông thôn tỉnh Hậu Giang.

4. Mẫu Đề xuất, Đề xuất đặt hàng nhiệm vụ KH&CN thực hiện từ năm 2023, 2024

- Đề xuất của các nhà khoa học, các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh - Mẫu số 01.

- Đề xuất đặt hàng của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, HTX trong tỉnh - Mẫu số 2 hoặc số 3 (đề xuất đặt hàng để các nhà khoa học nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu đáp ứng theo đặt hàng sẽ thực hiện chuyển giao về cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, HTX ứng dụng vào thực tế).

Các đề xuất, đề xuất đặt hàng xin gửi về Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Hậu Giang chậm nhất là ngày 12 tháng 01 năm 2023 theo địa chỉ: Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Hậu Giang, số 07, đường Điện Biên Phủ, P.5, TP. Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang./.

 

Tin: Sở KH&CN Hậu Giang

logo

Phòng Quản lý khoa học & Hợp tác quốc tế

Địa chỉ: Trường Đại học Tây Đô, số 68, Trần Chiên, P. Lê Bình, Q. Cái Răng, Cần Thơ

Điện thoại: 0907 26 1080 (ThS. NCS. Võ Văn Sĩ - Phó Trưởng phòng)

Website: sid.tdu.edu.vn

Email: qlkh.htqt@tdu.edu.vn (Phòng QLKH&HTQT) tapchikhoahoc@tdu.edu.vn (Tạp chí khoa học)

Copyright © 2024

Bản quyền thuộc về Trường Đại học Tây Đô - Được phát triển & thiết kế bởi Ban Quản trị Thông tin & Truyền thông